Cuộc đối thoại trong tưởng tượng
Vào cái tuổi xưa nay hiếm rồi mà tôi vẫn cảm thấy mình chưa làm xong việc đời; vẫn muốn trải nghiệm, vẫn ham thử sức. Có lẽ đúng là nợ đời của mình còn nặng, phải nghĩ cách trả.
Một hôm, con gái báo tin cháu ngoại đã đỗ vào một trường đào tạo nhân tài ở Singapore, với học bổng toàn phần, hơn 6 tỷ cho 4 năm. Tin này không làm ông ngoại choáng; bởi ngay từ năm 1999, khi cháu vừa chào đời, nhà văn Lê Phương đã bấm số tử vi cho cháu. Ông lắc đầu rồi lại gật đầu: "Tôi lập số cho cả trăm người, chưa thấy lá số nào như thế này. Hơn cả tốt! Mà có lẽ nó đã chọn được cái giờ này, phải đúng cái giờ này, không sớm hơn, không muộn hơn, dù chỉ là một phút." Lúc đó, tôi không cười, không háo hức, mà hồi hộp, chờ đợi… Bây giờ thì, cái bất ngờ, có lẽ sắp đến. Cháu nói với mẹ: "Con muốn học để thay đổi thế giới!" Cháu muốn thay đổi thế giới từ ngôi trường chỉ học có 3 môn: Chính trị, Triết học, và Kinh tế học; và cháu bắt đầu học tiếng Trung Quốc, trong khi cháu đã viết và cộng tác với nhiều tác giả xuất bản 2 cuốn sách bằng tiếng Anh từ trước khi vào Đại học.
Nguyện vọng học để thay đổi thế giới của đứa cháu ngoại vừa tròn 18 tuổi, khiến tôi suy nghĩ: Hạnh phúc hay bất hạnh cho cháu, cho một thế hệ trẻ Việt Nam, hay cho cả hai? Câu hỏi này khiến tôi nảy ra ý nghĩ phải đối thoại nghiêm túc với cháu gái. Nhưng mà cháu ngoại tôi, chưa khi nào thích tranh luận hay đối thoại với những người xung quanh, ít nhất là người trong gia đình. Vậy thì tôi sẽ ĐỐI THOẠI ẢO, tôi cứ suy nghĩ, cứ viết ra điều mình nghĩ, và tìm cách “gửi” thông tin ấy qua mẹ hoặc bà cháu.
Tôi bắt đầu ngay từ ý nguyện của cháu: Học để thay đổi thế giới.
MỘT CHÚT THƯ GIÃN
Đỗ Gia Bính
Nhà báo, Doanh nhân, Người hát Karaoke