Đã 45 năm kể từ ngày Truyền hình Hà Nội chào khán giả. Nơi đây, tôi và thế hệ phóng viên của Đài hồi ấy đã trải qua biết bao thăng trầm, đã hưởng nhiều niềm vui, cũng gánh trọn không ít gian nan, vất vả. Hãy cùng chúng tôi nhớ lại những kỷ niệm đẹp về một thời tuổi trẻ đáng tự hào.
Ảnh chụp từ Tầng 2 - Tòa nhà 26 Hàng Dầu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hồi đó, tôi làm Phó Thư ký Chi hội nhà báo chuyên lo việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ trong cán bộ, phóng viên của Đài. Nghe những dự định của lãnh đạo thì háo hức. Nào chuẩn bị phát sóng AM. FM. Nào khẩn trương tổ chức tường thuật tại chỗ các trận đá bóng trên sân Hàng Đẫy. Nào nghiên cứu mở cuộc thi Tiếng hát Người Hà Nội. Rồi cũng phải nghĩ đến ngày có sóng truyền hình Hà Nội nữa chứ.
(Trích Hồi ký)
Bắt đầu với chỉ 5 nhân sự, tài sản vẻn vẹn 25 nghìn đồng tiền giải phóng do Ủy ban Nhân dân thành phố cấp, Đài Truyền hình Hà Nội ngày hôm nay đã có một cơ ngơi riêng bề thế với gần 700 cán bộ nhân viên. Anh em chúng tôi gặp lại nhau không lúc nào ngớt chuyện.
Từ Đề án tốt nghiệp Đại học tại chức đến Chương trình Truyền hình Hà Nội thử nghiệm
Trong số vài chục đề tài mà nhà trường gợi ý cho việc làm luận văn có vấn đề tổ chức lại sản xuất theo chức năng nhiệm vụ được giao. Vì vậy, tôi nhận thực hiện đề án của Đài. Từ đó, tôi có dịp nghe các đồng chí lãnh đạo Đài trao đổi về những ý tưởng, những dự định, những bước đi của Đài. Quá trình học tập trong trường lâu nay giúp tôi làm quen với việc lập dự án, thiết kế tổ chức bộ máy tương ứng. Cái khó là thiết kế sao cho phù hợp với thực tế để được cấp trên phê duyệt.
Trước hết, tôi làm luận văn nộp nhà trường. Luận văn đánh giá tình hình và nêu giải pháp tổ chức bộ máy thành ba khối rõ ràng: Bộ máy làm báo nói, báo hình; Bộ máy quản lý ngành; Bộ máy kinh doanh sản xuất. Luận văn của tôi được nhà trường và Đài chấp nhận. Đồng chí Giám đốc Đài cho tôi cùng đến báo cáo với đồng chí Nguyễn Bắc, Uỷ viên thư ký Ủy ban Nhân dân Thành phố, phụ trách Văn xã về dự án của Đài. Cuộc làm việc khá lâu, mọi vấn đề nêu ra đều được nâng lên, đặt xuống kỹ càng. Nói chung, các dự định đều được chấp thuận. Duy có đề xuất ra chương trình truyền hình là gay go. Anh Bắc rất tâm đắc với việc Hà Nội có truyền hình riêng. Hiềm một nỗi nhiều đồng chí có trách nhiệm khác cho là chưa cần thiết, hoặc có Đài trung ương rồi, làm chương trình riêng chỉ tổ lãng phí. Anh hẹn anh Hòe cứ về, để anh xin ý kiến Thường vụ Thành uỷ rồi sẽ tin lại sau.
Cuối tuần, anh Hoè bảo tôi tìm cách xin gặp đồng chí Giám đốc Đài Tryền hình Trung ương để trình bày. Đồng chí Nguyễn Văn Hán nghe anh Hoè thuật lại đầu đuôi câu chuyện xong, bèn bày cách:
Nhiều năm sau, nghĩ lại quả thật đi đường vòng trong trường hợp này không xa hơn đường thẳng.
(Trích Hồi ký)
Ngày mồng sáu tháng Giêng năm 1978, UBND Hà Nội ra quyết định về “Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý của Đài”. Tháng Tám năm ấy, tôi cùng anh Thu, Trưởng trạm Vật tư của Đài, đi thành phố Hồ Chí Minh mua sắm máy quay phim. Tháng Mười Hai, tôi cùng các anh Quang Bảo, Lê Lực bắt tay vào làm chương trình đầu tiên. Ngày 1/1/1979, chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên ra mắt khán giả. Anh em chúng tôi đều rưng rưng nước mắt.
(Trích Hồi ký)
Đỗ Gia Bính
Nhà báo, Doanh nhân, Người hát Karaoke