Những bài hát chạm vào nỗi nhớ

Giai điệu như nhói vào tim của những chàng trai Hà Thành

Gặp Trần Tiến ở Hà Nội

Quê nhà

Sáng tác: Trần Tiến

Đã nhiều lần tôi nhớ Trần Tiến, nhưng không thể nào gặp nhau. Năm 1981, Tiến vừa về Đài thì năm 1982, chúng tôi phải chia tay nhau. Tôi đi kinh tế mới Lâm Đồng, còn Tiến cũng bị Giám đốc Hiền "suýt" sa thải. Sau nhờ có Bí thư Võ Văn Kiệt mời về Sài Gòn làm việc, Tiến mới thoát được cảnh hiểm nguy. Năm 2006, tôi vào tận Vũng Tàu, hỏi được nhà mới của Tiến rồi gọi điện cho Tiến, bảo: "Em đang ở Hà Nội."

Lần này Tiến hứa: "Em sẽ ngồi đợi từ lúc anh xuống sân bay Nội Bài cho đến khi gặp anh." Tiến đã làm đúng lời hứa. Tôi vừa đặt va-ly xuống, Tiến đã bưng cốc bia đặt vào tay tôi. Chúng tôi chạm cốc! Tôi cảm ơn Tiến bằng cách hát bài Quê nhà của anh ấy.

Tôi không ngờ trong khi tôi hát thì anh ấy đã lấy khăn lau nước mắt lúc nào tôi cũng không biết. Cái giai điệu da diết như nhói vào trái tim cả người nghe lẫn người hát. Mà cũng lạ. Tôi bỗng nghiệm ra các giai điệu của 5 chàng trai Hà Thành viết về quê mình đều có nét giống nhau như vậy. Phó Đức Phương mượn nét đắm say của hát văn để gợi nhớ. Còn Phú Quang, cũng viết về Hồ Tây bằng giọng hát văn, nhưng anh lại nhóm lửa vào cảnh cũ rêu phong mà giục người ta hóa vàng đi, cứ như bảo người nghe kết thúc nỗi nhớ. Nguyễn Cường không hát văn nhưng hát ả đào thì có khác gì bỏ bùa vào tai người nghe. Duy chỉ có chàng trai trẻ Trương Quý Hải dựa vào nỗi cô đơn mà xót vào tim ta: “Chỉ còn một chiếc lá, chỉ còn đêm nay… Giọt nước mắt không lời… Và lại là lần cuối… về với nhau,” để mà gợi nhớ, để mà dụ dỗ, thúc giục người mình yêu về cái nơi “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn hướng về…” - về Hà Nội.

Một thoáng Tây Hồ

Sáng tác: Phó Đức Phương

Chiều phủ Tây Hồ

Sáng tác: Phú Quang

Khoảnh khắc

Sáng tác: Trương Quý Hải

ĐỌC HỒI KÝ CỦA TÔI

Phần 7 - Đối thoại ảo

Đỗ Gia Bính

Nhà báo, Doanh nhân, Người hát Karaoke

Liên hệ với tôi

binh.dogia@gmail.com

098687 5224

Khu đô thị Dương Nội, Phường Dương Nội,

Hà Đông, Hà Nội