Nơi bắt đầu giấc mơ Truyền hình Hà Nội
Thế là hơn một trăm cuộc họp chi bộ căng thẳng đã kết thúc. Quan điểm đấu tranh để đoàn kết và phát triển đã được Thành ủy Hà Nội khẳng định và kết luận. Sau một bài nói chuyện dài, đồng chí Nguyễn Bá Đoán (lúc đó là Ủy viên Thường vụ kiêm Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy) tươi cười nói với mọi người:
Đồng chí Trần Đình Hoè, Giám đốc Đài, hẹn tôi đến cơ quan làm việc. Ông nói:
Hồi đó, tôi làm Phó Thư ký Chi hội Nhà báo, chuyên lo việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên của Đài. Nghe những dự định của lãnh đạo thì háo hức. Nào chuẩn bị phát sóng AM, FM. Nào khẩn trương tổ chức tường thuật tại chỗ các trận đá bóng trên sân Hàng Đẫy. Nào nghiên cứu mở cuộc thi Tiếng hát Người Hà Nội. Rồi cũng phải nghĩ đến ngày có sóng truyền hình Hà Nội nữa chứ. (Lúc đó Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam vừa cho phát thử nghiệm chương trình truyền hình). Rất nhiều việc mới chưa hình dung ra được, nhưng chắc chắn Đài phải có một đội ngũ giỏi hơn.
Ban Thư ký Chi hội chúng tôi điểm lại lực lượng. Quá nửa số cán bộ, phóng viên trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp, số còn lại mới tuyển từ các cộng tác viên xuất thân từ công nông. Hầu hết đều chưa qua đại học. Một chương trình phổ cập đại học được vạch ra. Nhưng có một số anh em chưa tốt nghiệp phổ thông, làm cách nào? May mắn tôi có anh bạn dạy ở Trường Trung học Xây dựng Hà Nội nói giúp với nhà trường và được họ nhận giúp đỡ. Thế là, tôi, anh Hiểu, anh Hội lên trường tập trung bổ túc và luyện thi vào Đại học Kinh tế. Nhiều anh chị em khác đã tốt nghiệp lớp 10 lần lượt được gửi vào các trường Đại học Kinh tế, Đại học Tổng hợp, Đại học Báo chí. Hầu như tất cả phóng viên trẻ đều đã vào lớp. Mới qua được hai học kỳ, tinh thần đang phấn chấn, bỗng khựng lại. Tiếng bom B52 chát chúa trên bầu trời Hà Nội.
Sài Gòn giải phóng.
Đó là lúc lớp đại học kinh tế của chúng tôi chuẩn bị vào năm cuối. Tôi đang phân vân chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp thì đồng chí Trần Đình Hoè gợi ý:
Trong số vài chục đề tài mà nhà trường gợi ý cho việc làm luận văn có vấn đề tổ chức lại sản xuất theo chức năng nhiệm vụ được giao. Vì vậy, tôi nhận thực hiện đề án của Đài. Từ đó, tôi có dịp nghe các đồng chí lãnh đạo Đài trao đổi về những ý tưởng, những dự định, những bước đi của Đài. Quá trình học tập trong trường lâu nay giúp tôi làm quen với việc lập dự án, thiết kế tổ chức bộ máy tương ứng. Cái khó là thiết kế sao cho phù hợp với thực tế để được cấp trên phê duyệt.
Trước hết, tôi làm luận văn nộp nhà trường. Luận văn đánh giá tình hình và nêu giải pháp tổ chức bộ máy thành ba khối rõ ràng: Bộ máy làm báo nói, báo hình; bộ máy quản lý ngành; bộ máy kinh doanh sản xuất. Luận văn của tôi được nhà trường và Đài chấp nhận. Đồng chí Giám đốc Đài cho tôi cùng đến báo cáo với đồng chí Nguyễn Bắc, Ủy viên Thư ký Ủy ban Nhân dân Thành phố, phụ trách Văn xã, về dự án của Đài. Cuộc làm việc khá lâu, mọi vấn đề nêu ra đều được cân nhắc kỹ càng. Nói chung, các dự định đều được chấp thuận. Duy có đề xuất ra chương trình truyền hình là gay go. Anh Bắc rất tâm đắc với việc Hà Nội có truyền hình riêng. Hiềm một nỗi, nhiều đồng chí có trách nhiệm khác cho rằng chưa cần thiết, hoặc cho rằng đã có Đài Trung ương rồi, làm chương trình riêng chỉ tổ lãng phí. Anh hẹn anh Hoè cứ về, anh xin ý kiến Thường vụ Thành ủy rồi sẽ báo tin lại sau. Cuối tuần, anh Hoè bảo tôi tìm cách xin gặp đồng chí Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương để trình bày.
Đồng chí Nguyễn Văn Hán nghe anh Hoè thuật lại đầu đuôi câu chuyện xong, bèn bày cách:
Nhiều năm sau, nghĩ lại quả thật đi đường vòng trong trường hợp này không xa hơn đường thẳng.
Theo sáng kiến của anh Hán, tôi giúp anh Hoè làm tờ trình Ủy ban. Ngày mồng sáu tháng Giêng năm 1978, UBND Hà Nội ra quyết định về “Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý của Đài”. Tháng Tám năm ấy, tôi cùng anh Thu, Trưởng trạm Vật tư của Đài, đi thành phố Hồ Chí Minh mua sắm máy quay phim. Tháng Mười Hai, tôi cùng các anh Quang Bảo, Lê Lực bắt tay vào làm chương trình đầu tiên. Ngày 1/1/1979, chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên ra mắt khán giả. Anh em chúng tôi đều rưng rưng nước mắt. Lãnh đạo Đài, anh em đồng nghiệp và bạn bè gặp chúc mừng. Ai cũng vui nhưng có lẽ vui nhất là vợ tôi. Cả nhà tôi hy vọng từ nay chắc tôi không phải xa nhà mấy tháng liền để đi mua máy, không phải chầu chực ngoài đường cả buổi tối chỉ để xin một chữ ký duyệt vài chục nghìn tiền mặt, không phải tuần nào cũng bảy ngày đều về muộn rồi lại thức thâu đêm viết lách… Nhưng, không ai học đến chữ ngờ. Làm Trưởng ban Truyền hình, tôi còn đi nhiều hơn, thức nhiều hơn, có hôm quên cả đón con ở nhà trẻ, nhiều bữa, sờ đến túi không đủ tiền mua cho anh em mỗi người một ổ bánh mì. Và khi thôi làm Trưởng ban Truyền hình là chuyến đi Kinh tế mới hai mươi bốn tháng ròng!
Một phần tư thế kỷ trôi qua. Một buổi sáng đi tập thể dục, tôi gặp lại ông Nguyễn Bắc. Ông vỗ vai tôi cười:
Ông hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống gia đình tôi. Chúng tôi, một trẻ và một già, vừa đi vừa tâm sự. Ông nói chậm rãi:
Tôi hiểu tâm tư của người cán bộ lão thành đã dành cả tuổi thanh xuân cống hiến cho sự nghiệp của đất nước. Nay sức đã kiệt, nhưng tuổi chưa muốn nghỉ ngơi, lòng còn nhiều ước vọng. Tôi biết, thời trẻ, ông đã từng là người viết kịch, người hoạt động văn hóa suốt những năm kháng chiến chống Pháp. Hồi ông làm Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, ông là một người kiên trì tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu sáng tác cho rất nhiều anh em trẻ; những mầm non sáng tác như Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Bùi Minh Quốc, Trần Nhật Lam, Bùi Bình Thi, Lê Nghĩa, Bùi Kim. Ngay cả cháu ruột Thủ tướng Phạm Văn Đồng là anh Văn Biển cũng từng dự các lớp học đó với chúng tôi. Sau này, tôi còn có dịp gặp ông Văn Biển trong dịp tháp tùng Thủ tướng về thăm vùng kinh tế mới Lâm Đồng. Đấy là một câu chuyện thú vị, có dịp tôi sẽ kể ở những chương hồi ức tiếp theo. Trở lại câu chuyện của ông cán bộ đã từng lăn lộn trên khắp nẻo đường chống Pháp, rồi chống Mỹ, đã từng làm nên các vở kịch cho sân khấu, cũng như được giao ký vào các quyết định có tính chất thay đổi cả một bộ máy quản lý của một cơ quan cấp thành phố như cơ quan Đài phát thanh của chúng tôi. Chính tôi cũng bất ngờ khi gặp ông ngay trong quán cà phê cạnh nhà tôi. Hóa ra, khi về hưu, ông cũng trở thành một công dân bình thường như bao người khác. Tôi đoán chắc ông cũng đã trải qua nhiều ngày đêm trăn trở, suy ngẫm về thế sự, về đường đời… mới thốt lên những kết cục về thân phận con người đầy trải nghiệm như vậy!
Tôi còn đang suy nghĩ về câu chuyện của ông thì ông đã phóng chiếc xe Peugeot cũ kỹ ra đường lớn. Ông lại đi mua báo rồi vào quán cà phê bên đường nhâm nhi như mọi ngày. Còn tôi, theo thói quen, tiếp tục cuộc đi bộ cho tới đích.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Vùng Kinh tế mới Lâm Đồng
ĐỌC PHẦN TIẾP THEO
Đỗ Gia Bính
Nhà báo, Doanh nhân, Người hát Karaoke